Posted on: June 23, 2022 Posted by: info@danangsculpture.org Comments: 0

https://nhandan.vn/nghe-doc-xem/lan-toa-gia-tri-nghe-thuat-dieu-khac-viet-nam-694312/

Chủ Nhật, 24-04-2022, 05:15

Tác phẩm “Mô phỏng du lịch ảo” được các nghệ nhân Quỹ điêu khắc Đà Nẵng thực hiện, đặt tại Na Uy.

Bức tượng mỹ thuật mang tên “Sóng biển” của nhà điêu khắc Oyvin Storbaekken (Na Uy) được đặt ở vị trí trang trọng trên tuyến đường Võ Văn Kiệt ven bờ biển ở Đà Nẵng là tác phẩm điêu khắc mang tâm huyết của một nghệ sĩ người Na Uy đặc biệt yêu mến Việt Nam.

Câu chuyện đằng sau bức tượng ấy còn là một hành trình dài về sự lan tỏa, truyền cảm hứng sáng tạo và mang hình ảnh của Việt Nam nói chung, nghệ thuật điêu khắc Việt Nam nói riêng giới thiệu với bạn bè thế giới.

Nhà điêu khắc Oyvin Storbaekken là người khởi tạo, đặt nền móng và gắn bó với Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng gần 20 năm. Ông là một người bạn Na Uy có trái tim nhân hậu, đặc biệt yêu mến Việt Nam, đã chọn Đà Nẵng để sống và tạo dựng, quy tụ được nhiều những nhà điêu khắc tên tuổi trên thế giới đến Việt Nam. 

“Làn gió mới” cho điêu khắc Đà Nẵng

Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng (được thành lập từ sự kế thừa thành quả của Dự án Điêu khắc Đà Nẵng trước đây do Chính phủ Na Uy tài trợ) là một câu chuyện lan tỏa và nâng tầm giá trị điêu khắc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bắt nguồn từ một tình cảm đặc biệt đối với Đà Nẵng-Việt Nam, với tầm nhìn của người nghệ sĩ khi bắt gặp sự đồng điệu ở nơi có làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước-Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhà điêu khắc Storbaekken đã chọn thành phố này để thực hiện hành trình tận hiến, chắp cánh cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Ông đã vận động Chính phủ Na Uy và các tổ chức khác tài trợ (tổng giá trị 16,5 tỷ đồng) để thực hiện Dự án Điêu khắc Đà Nẵng (giai đoạn 2003-2009), với mục đích chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực sáng tạo và chế tác đá mỹ nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm vươn ra thị trường thế giới.

Kế thừa những thành quả này, năm 2009, sau khi kết thúc dự án, Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng được Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng và Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng đồng sáng lập. Đây là quỹ phi lợi nhuận về nghệ thuật đầu tiên ở Việt Nam hoạt động vì sự phát triển nghệ thuật điêu khắc. Mục tiêu của Quỹ là phát triển nghệ thuật điêu khắc của Đà Nẵng, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật điêu khắc trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và tài trợ, bảo trợ, khen thưởng các hoạt động sáng tác, nghiên cứu, phát triển nghệ thuật điêu khắc.

Nghệ sĩ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng cho biết: Dự án Điêu khắc Đà Nẵng (nay là Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng) mang lại nhiều giá trị rất ý nghĩa cho nghệ thuật điêu khắc. Và vai trò của nhà điêu khắc Storbaekken là đặc biệt quan trọng. Ông đã mang đến cho điêu khắc Đà Nẵng một làn gió mới, lan tỏa những quan điểm về giá trị mỹ học hiện đại trong lĩnh vực điêu khắc thông qua việc mở được nhiều khóa đào tạo thợ điêu khắc lành nghề, mà hiện nay nhiều người trong số đó đã trở thành nghệ nhân điêu khắc đá. Bản thân ông cũng sáng tác nhiều tác phẩm, trao tặng lại thành phố Đà Nẵng.

Từ những bước khởi đầu, với sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố Đà Nẵng, đến nay, Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng đã đem lại rất nhiều giá trị. Một vườn tượng nghệ thuật điêu khắc được Quỹ trao tặng Đà Nẵng sau trại sáng tác điêu khắc quốc tế năm 2006. Năm 2018, Quỹ tiếp tục trao tặng thành phố Đà Nẵng hai tượng mỹ thuật “Sóng biển” và “Dòng sữa mẹ”, có tổng kinh phí gần 1,1 tỷ đồng do hai nhà điêu khắc Storbaekken và Phạm Hồng (Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng) thực hiện. Nhà điêu khắc Storbaekken trước lúc rời Đà Nẵng đã gửi gắm những lời tâm huyết: “Gần 20 năm gắn bó với thành phố biển Đà Nẵng, cảm nhận trong tôi Đà Nẵng như quê hương mình. Mỗi tác phẩm tượng mỹ thuật tôi trao tặng thành phố, là tôi đã trao tặng cả trái tim mình. Tôi cũng hy vọng nhiều hơn về sự lớn mạnh của Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng, để có thêm nhiều những tác phẩm điêu khắc giá trị”. 

Chắp cánh cho điêu khắc Việt Nam ra thế giới

Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng đã trở thành điểm hẹn, là địa chỉ giao lưu văn hóa, sáng tác nghệ thuật thu hút nhiều nhà điêu khắc quốc tế đến Việt Nam. Đến nay, đã có 62 nhà điêu khắc từ Thụy Điển, Na Uy, Đức, Hà Lan, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Mỹ, Pháp, Israel, Anh… đến trực tiếp làm việc tại Quỹ, tham gia sáng tác nghệ thuật đồng thời tìm hiểu về văn hóa, con người Đà Nẵng và đất nước Việt Nam. Và gần 100 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật và các sản phẩm điêu khắc tôn giáo, thương mại được gia công, chế tác tại xưởng chế tác của Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng đã trưng bày ở các khu vực công cộng của Na Uy, Anh, Ba Lan, Mỹ, Australia, Canada, Đan Mạch, Malaysia…

Bà Phan Quỳnh Hương, Giám đốc Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng cho biết: Là một quỹ phi lợi nhuận, chúng tôi đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để duy trì hoạt động, thực hiện sứ mệnh là nhịp cầu nối, đào tạo thợ, tạo dựng địa chỉ giao lưu cho giới điêu khắc. Hiện Quỹ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động dịch vụ, tạo nguồn thu ổn định, lâu dài; phát triển quan hệ giao lưu, hợp tác với các nhà điêu khắc và các tổ chức điêu khắc ở trong nước và nước ngoài. Thông qua việc chế tác và gia công các tác phẩm nghệ thuật cho các nhà điêu khắc trong nước và nước ngoài, đội ngũ thợ điêu khắc của Quỹ ngày càng được đào tạo, nâng cao tay nghề, nắm vững các kỹ thuật điêu khắc tiên tiến của thế giới, có khả năng thực hiện các tác phẩm khó, đạt trình độ nghệ thuật cao.

Nghệ sĩ Ông Văn Sinh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng khẳng định: Với kinh nghiệm chuyên môn và việc hợp tác tổ chức thành công trại điêu khắc quốc tế năm 2006, trại sáng tác điêu khắc Đà Nẵng năm 2010, hiện chúng tôi đang vận động kinh phí tổ chức trại sáng tác điêu khắc Đà Nẵng nhằm chuẩn bị nguồn tác phẩm chất lượng tốt để thực hiện Đề án Phát triển hệ thống điêu khắc ngoài trời thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chúng tôi mong muốn các phác thảo từ trại sáng tác sẽ được UBND thành phố Đà Nẵng lựa chọn đầu tư để thực hiện thành các tác phẩm hoàn chỉnh trên chất liệu đá, trưng bày tại các khu quy hoạch tượng công cộng của thành phố. Quỹ sẽ tiếp tục là một địa điểm giao lưu văn hóa, thu hút ngày càng nhiều nhà điêu khắc quốc tế đến sáng tác, giao lưu. Các hoạt động hợp tác, giao lưu nghệ thuật này sẽ góp phần quảng bá tay nghề, sản phẩm điêu khắc nghệ thuật của Đà Nẵng và hình ảnh của Đà Nẵng cũng như Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới. Ngành văn hóa Đà Nẵng cần có chiến lược gắn kết hoạt động của Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng vào các kế hoạch dài hạn về văn hóa, đặc biệt là xây dựng không gian văn hóa cộng đồng, vườn tượng, tượng đặc trưng cho Đà Nẵng.

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

Sunday, April 24, 2022, 05:15

The artwork “Fantasy Simulating Travel” was created by the artists of Da Nang Sculpture Foundation, currently located in Norway.

The “Sea Wave” art statue by sculptor Oyvin Storbaekken (Norway) placed in a solemn position on the coastal Vo Van Kiet route in Da Nang is a sculpture implemented with the heart of an artist, a Norwegian artist who especially loves Vietnam.

The story behind that statue is also a long journey about spreading, inspiring creativity and bringing the image of Vietnam in general and Vietnamese sculpture in particular to introduce to the world.

Sculptor Oyvin Storbaekken is the originator, founder and has been with Da Nang Sculpture Foundation for nearly 20 years. He is a Norwegian friend with a kind heart, especially loves Vietnam. He has chosen Da Nang to live and sculpt, gathering many famous sculptors in the world to Vietnam.

“New breeze” for Da Nang sculpture

Da Nang Sculpture Foundation (established from inheriting the results of the previous Da Nang Sculpture Project sponsored by the Norwegian Government) is a story that spreads and elevates the value of Vietnamese sculpture with international friends. Derived from a special affection for Da Nang-Vietnam, with an artist’s vision when encountering the harmony in the place where the traditional stone carving village of Non Nuoc, the National Intangible Cultural Heritage is located, sculptor Storbaekken chose this city to make a journey of devotion, giving wings to Vietnamese sculpture art. He has lobbied the Norwegian Government and other organizations for funding (total value of VND 16.5 billion) to implement the Da Nang Sculpture Project (period 2003-2009), with the main purpose of training, fostering human resources for creativity and fine art stone processing, improving product quality in order to reach out to the world market.

Inheriting these achievements, in 2009, after the end of the project, the Da Nang Sculpture Foundation was co-founded by the Union of Literature and Arts Associations of Da Nang City and the Da Nang Fine Arts Association. This is the first non-profit art foundation in Vietnam working for the development of sculpture. The Foundation’s goal is to develop the sculpture art of Da Nang, promote cultural exchange activities of domestic and foreign sculpture, participate in social activities, rewarding activities of composing, researching and developing sculpture art.

People’s Artist Huynh Van Hung, former Director of the Department of Culture and Sports of Da Nang City, said: The Da Nang Sculpture Project (now the Da Nang Sculpture Foundation) has brought many meaningful values ​​to art sculpture. And the role of the sculptor Storbaekken is particularly important. He has brought a new breeze to Da Nang sculpture, spreading views on modern aesthetic values ​​in the field of sculpture through opening many training courses for skilled carvers, some of them have became stone sculptors. He himself has also composed many works and offered to Da Nang city.

From the very beginning, with the support from the Da Nang city government, up to now, the Da Nang Sculpture Foundation has brought a lot of value. A garden of sculptures was awarded to Da Nang by the Foundation after the 2006 international sculpture camp. In 2018, the Foundation continued to present to Da Nang city two art statues “Sea Wave” and “Mother’s milk”, with a total cost of nearly 1.1 billion dong by two sculptors Storbaekken and Pham Hong (Danang City Fine Arts Association). Sculptor Storbaekken, before leaving Da Nang, sent enthusiastic words: “Nearly 20 years attached to the coastal city, Da Nang feels like my hometown. I have given my heart to the city, I also hope more for the growth of the Da Nang Sculpture Foundaion, to have more valuable sculptures.”

Spread wings for Vietnamese sculpture to the world 

Da Nang Sculpture Foundation has become a rendezvous, an address for cultural exchange and artistic creation, attracting many international sculptors to Vietnam. Up to now, there have been 62 sculptors from Sweden, Norway, Germany, the Netherlands, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, USA, France, Israel, UK… come directly to the Foundation and participate in composing art and at the same time learn about the culture and people of Da Nang and Vietnam. And nearly 100 artistic sculptures and religious and commercial sculptures processed and carved at the workshop of the Da Nang Sculpture Foundation have been displayed in public areas of Norway, England, Poland, USA, Australia, Canada, Denmark, Singapore, Malaysia…

Ms. Phan Quynh Huong, Director of Da Nang Sculpture Foundation said: As a non-profit fund, we have had to overcome many difficulties in order to maintain operations and fulfill our mission of being a bridge and training carvers, creating an exchange address for sculptors. Currently, the Foundation continues to promote and expand service activities, creating a stable and long-term income; develop exchange and cooperation relations with sculptors and sculpture organizations in Vietnam and abroad. Through the production and processing of artworks for domestic and foreign sculptors, the Foundation’s team of carvers has been increasingly trained, improved skills, mastered advanced sculpting techniques in the world, capable of performing difficult works, reaching a high artistic level.

Artist Mr. Van Sinh, Chairman of the Management Board of Da Nang Sculpture Foundation affirmed: With professional experience and successful cooperation in organizing the international sculpture camp in 2006, the Danang sculpture camp in 2010, currently, we are mobilizing funds to organize a Da Nang Sculpture Camp in order to prepare a source of good quality works to implement the Project of Developing Outdoor Sculpture System in Da Nang City to 2025, with a vision by 2030. We hope that the sketches from the camp will be selected by the People’s Committee of Da Nang City to be implemented into complete works in stone, displayed at planning public areas of the city. The Foundation will continue to be a cultural exchange venue, attracting more and more international sculptors to create and exchange knowledge. These art exchanges and cooperation activities will contribute to promoting the skills and artistic sculptures of Da Nang and the image of Da Nang and Vietnam to many countries around the world. Da Nang’s culture sector needs a strategy to integrate the activities of the Da Nang Sculpture Foundation into long-term cultural plans, especially building a community cultural space, statue garden, and typical statues for Da Nang.

NGUYEN THI ANH DAO